Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

3 điểm lưu ý khi sơn lại mái ngói bị bạc màu

Gần đây chúng tôi được nhiều khách hàng hỏi mua sơn chuyên dụng của hãng ngói INARI với số lượng nhiều. Khác với những khách hàng mua sơn  sau khi đã lợp ngói INARI về dặm. Sau khi được hỏi vì sao lại chỉ mua mỗi sơn không thì những vị khách hàng này cho hay mua sơn về để sơn lại mái ngói cua gia đình đã bị ngã màu và nên rêu mốc, rất mất thẩm mỹ, lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vì sống chung với rêu mốc.

Theo chúng tôi được biết những gia đình trên mua các dòng ngói kém chất lượng, sơn ngói không đảm bảo tiêu chuẩn, không có cam kết bảo hành màu cụ thể. Có nhiều gia đình vì nghe tư vấn không đúng của chủ thầu hay tiếc đắt tiếc rẻ mà lợp ngói màu xi măng kém chất lượng, dùng được 3 năm là đã bạc trắng và bắt đầu nên rêu mốc. Xin thưa quý khách rằng " Tiền nào của ấy" chẳng sai với trường hợp nào cả. Và quý khách cũng nên lưu ý khi sơn lại ngói như vậy các lớp sơn cũng không được bền, dù chất lượng sơn có tốt đến mấy thì khi sơn lại mái ngói đã ngả màu nên rêu mốc sơn không được thấm sâu vào thân ngói, lại không được ủ như quy trình sản xuất ngói của chúng tôi.

sơn ngói chuyên dụng
Sơn ngói chuyên dụng của hãng ngói màu INARI được nhập từ Nhật Bản và đóng hộp bán lẻ

Chúng tôi xin đưa ra một vài lời khuyên cho quý khách hàng khi sử dụng sơn của hãng ngói màu INARI để sơn lại mái nhà của mình như sau:

1. Kiểm tra thời tiết

Trước khi thực hiện sơn lại mái ngói quý khách hàng nên xem thông tin dự báo thời tiết trước vài ngày. Nếu trong khoảng những ngày tiếp theo thời tiết mưa, hay có nhiều gió thì không nên thực hiện việc sơn lại mái ngói. Mưa sẽ làm trôi sơn trên mái khi chưa khô, nhiều gió sẽ khó sơn, sơn có thể văng ra những nơi không cần thiết, bụi bẩn bay lên ngói mới sơn và lại rất nguy hiểm cho người thi công khi ở trên mái. Chúng ta chỉ thực hiện khi thời tiết có nắng và không quá nhiều gió.

2. Xịt rửa mái ngói

Trước khi thực hiện sơn lại mái ngói cần phải làm sạch mái bằng cách dùng vòi nước có áp suất cao rửa sạch những bụi bặm cũng như rêu mốc đã phát sinh trên mái một cách sạch sẽ, kể cả những vết bẩn cứng đầu để các phân tử sơn có thể tiếp xúc được với ngói.

vệ sinh mái ngói
Tẩy rửa sạch sẽ mái ngói trước khi sơn lại

3. Dùng con lăn để sơn hoặc súng sơn

Sau khi mái ngói đã được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, chúng ta tiến hành sơn ngói.
Trước khi sơn phải che đậy những vật dụng xung quanh căn nhà để tránh sơn vấy bẩn nên, khuấy đều sơn và dùng con lăn để sơn. Khi dùng con lăn sẽ giúp cho các phân tử nhỏ trong sơn thấm sâu hơn trong ngói và tránh vấy bẩn đến những vị trí không cần thiết.

sơn lại mái nhà
Sơn lại mái ngói  vừa tốn kém, mất thờ gian và thực hiện rất phức tạp

Chú ý:  Với các vị trí không thể dùng con lăn hay súng sơn  thì nên dùng cọ quét sơn để mái ngói được đều màu. Khi dùng súng sơn để sơn mái ngói nên che chắn cao hơn và kỹ hơn để tránh gió có thể làm bay sơn sang các mái nhà bên cạnh


Như vậy chúng ta có thể thấy khi sơn lại một mái ngói bị bạc màu là việc làm rất phức tạp, tốn chi phí và thời gian. Vì thế quý khách hàng hãy thận trọng ngay từ đầu trong việc lựa chọn vật liệu lợp mái cho ngôi nhà của mình.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Ưu điểm và nhược điểm dán ngói trên mái bê tông

"Lợp ngói hay dán ngói?" chắc hẳn là câu hỏi khiến quý khách hàng, chủ đầu tư băn khoăn rất nhiều. Để hiểu rõ được bản chất của 2 loại mái nhà này, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn ưu nhược điểm của hình thức thi công dán ngói trên mái bê tông giúp bạn có thể định hướng cho mình phương án thiết kế, thi công hoàn thiện nhất cho mái ngói.


Dán ngói trên mái bê tông được phần lớn chủ nhà lựa chọn do các nguyên nhân chính sau:
Ngăn ngừa kẻ trộm thâm nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống. Mái bê tông có khả năng chống nóng tức thời tốt hơn, chống thấm, chống ồn cao hơn và tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão.  

Tuy nhiên nhược điểm của mái bê tông dễ thấy đó là kết cấu mái bê tông nặng nề, tốn kém cho hệ dầm, cột và móng và bị lưu nhiệt trong kết cấu. Thời gian thi công bằng phương pháp dán ngói lâu và phức tạp. Mái bê tông có hệ số tản nhiệt thấp nên rất nóng về mùa hè. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm, lúc nắng và lúc mưa rất lớn nên rất dễ gây co ngót mạnh cho mái bê tông. Thông thường các ngôi nhà có mái đúc bê tông phải được lát thêm các loại gạch chống nóng.

Mặt khác, sự co ngót của bê tông là nguyên nhân gây ra vỡ ngói dán bên trên làm thấm, dột mái bê tông. Hơn thế độ bằng phẳng của những hàng mè(mè giả bằng hồ, vữa, xi măng hay gạch thẻ...) này không bằng nhau, ngói sẽ rất dễ bể vỡ khi bước trên mái. Việc xử lý thấm dột cũng như thay thế những viên ngói kém chất lượng bị bể vỡ của mái bê tông dán ngói là cực kỳ khó khăn và không triệt để do phải đục bỏ toàn bộ phần ngói và xử lý bằng các loại hóa chất chống thấm.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Tư vấn lắp đặt ngói rìa đúng cách

Ngói rìa có thể chia ra làm 2 loại: ngói sản xuất theo công nghệ Thái Lan và ngói sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, về cơ bản là giống nhau chỉ khác ở vị trí bắt vít của viên ngói rìa
(Ngói rìa được sản xuất theo công nghệ Thái lỗ bắn vít được thiết kế ở rìa viên ngói. Ngói rìa sản xuất theo công nghệ Nhật thiết kế lỗ bắn vít ở chính giữa viên ngói)
Trước khi tiến hành lắp đặt ngói rìa chúng ta phải đảm bảo tất cả các cạnh ngoài của viên ngói chính phải được lắp đặt thẳng hàng, viên ngói chính phải cách mép ngoài tấm diềm bên hông tối thiểu 3cm
Lắp đặt ngói rìa

Các viên ngói rìa được thiết kế để che phủ hết chiều dài của viên ngói chính, một đầu lớn và một đầu nhỏ.
Lợp viên cuối rìa trước sao cho đầu lớn hơn của viên cuối rìa ôm sát với đuôi viên ngói chính hàng dưới cùng, đầu nhỏ hơn của viên cuối rìa chạm vào đuôi của viên ngói chính hàng thứ 2 ( khi đầu trên của viên ngói cuối `rìa phủ lên viên ngói chính ở hàng thứ 2 thì ta phải cắt bỏ phần đầu nhỏ hơn của viên cuối rìa sao cho đầu cắt vừa chạm tới viên ngói chính hàng thứ 2) dùng vít 8cm - 10cm để định vị ngói cuối rìa, mép dưới của viên ngói cuối rìa song song với mép dưới của viên ngói chính vừa đặt lên, mép ngoài của viên cuối rìa phải được ốp sát vào đường diềm bên hông
Viên ngói rìa tiếp theo gối tiếp nên đầu nhỏ viên cuối rìa sao cho viên ngói rìa phủ được hết chiều dài viên ngói chính và đầu trên chạm vào viên ngói chính ở hàng trên cứ như vậy lợp các viên ngói rìa khác thẳng hàng cho đến đường nóc.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Ngói lót nóc: tác dụng và cách sử dụng

Trong thị trường đa dạng về ngói màu như hiện nay, nhiều hãng ngói chưa đưa ra thị trường những viên ngói đạt tiêu chuẩn của ngói màu Nhật Bản đích thực. Hơn nữa, thiết kế kỹ thuật cho mái ngói chưa đủ sáng tạo để đến được vẽ đẹp tuyệt đối cho mái ngói nhất là điểm nhấn của mái (đường ngói nóc) nơi bạn có thể nhìn thấy từ bất kỳ vị trí nào.

Hãng ngói màu INARI đã hiểu được rằng bạn mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng lên một căn nhà đẹp có giá trị cao.  Ngói màu INARI có rất nhiều sự khác biệt mà các hãng ngói màu khác không thể so sánh đặc biệt là điểm nhấn hàng ngói nóc.

Mái ngói mẫu trưng bày của ngói màu INARI
Mái ngói mẫu trưng bày sản phẩm ngói màu INARI. Ngói lót nóc là viên ngói nằm giữa ngói nóc và ngói lợp chính.
Ngói nóc INARI thiết kế sóng âm chỉ cần dùng đinh có thể định vị được ngói giúp dễ thi công làm cho đường ngói nóc tạo thành một đường thẳng không gồ ghề kèm theo đó là viên ngói lót nóc mà các hãng ngói khác không có. Khi sử dụng viên ngói lót nóc sẽ không cần phải dùng đến hồ, xi măng hay sơn phụ giảm chi phí cũng như thời gian thi công .

Hướng dẫn sử dụng viên ngói lót nóc:
Viên ngói lót nóc có kích thước 305mmx224mm, khi thi công sẽ được cưa làm đôi theo rãnh được vạch sẵn trên ngói. Mỗi viên như vây khi cưa đôi sẽ được dùng cho 2 mặt trước và sau của đường ngói nóc. Ngói lót nóc sẽ được đặt trùm lên viên ngói chính hàng trên cùng trên mỗi nửa viên đều được thiết kế 2 lỗ dùng để bắt đinh định vị. Đặt viên ngói lót nóc sao cho 2 lỗ này trùng với 2 lỗ của viên ngói chính và dùng đinh 8-10cm định vị cùng lúc cả 2 viên ngói chính và ngói lót nóc.

Hãng ngói màu INARI đang đưa đến người tiêu dùng sản phẩm nhẹ,bền cả về màu sắc lẫn kết cấu đúng tiêu chuẩn ngói màu Nhật Bản JIS A 5402-2002 và vẻ đẹp tuyệt đối cho mái ngói nhà bạn, nhìn từ bên ngoài vào đã thấy sự sang trọng của ngôi nhà.

Quả hồ lô chống sét: đặc điểm và ích lợi

Việt Nam là nước hàng năm phải chịu rất nhiều những cơn bão hay mưa giông, mưa đá...Đi kèm với chúng là những trận sét gây ra nhiều thiệt hại không chỉ về tài sản mà đến cả tính mạng con người.

Để giảm thiểu những tác động thiên tai của việc sét đánh trúng, mỗi công trình hay gia đình chúng ta khi xây dựng cần phải có một hệ thống chống sét an toàn cho người và tài sản để tránh những thiệt hại không mong đợi từ thiên nhiên mang tới. Hiện nay có rất nhiều những Cty tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét.

Quả hồ lô thu sét Inari
Quả hồ lô thu sét Inari. Trong hình là hồ lô dành cho mái ngói màu F06 (màu xanh dương)


Hồ lô chống sét hay hồ lô thu lôi là một bộ phận của mái nhà có hình dạng giống như một quả hồ lô đựng rượu. Ở giữa hồ lô là bộ phận thu sét (thường là một sợi dây đồng) được tiếp đất.

Quả hồ lô được thiết kết khá ngọn nhẹ nhưng không kém phần đẹp mắt:
+ Chiều cao:40cm
+ Đường kính lớn nhất:18cm
+ Đường kính nhỏ nhất:5,5cm
+ Đường kính(lỗ) kim thu lôi: 3,5cm

Hồ lô thu lôi được sơn tương ứng với màu ngói chính và phụ kiện tạo lên một khối màu đồng nhất cho mái ngói làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho mọi công trình.
Quả hồ lô trên mái ngói màu Inari
Quả hồ lô trên mái ngói màu Inari 


Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng ngói (kể cả ngói đất nung hay ngói màu) nhưng rất ít hãng ngói sản xuất quả lồ lô đi kèm các loại phụ kiện thi công mái nhà.

Quả hồ lô chống sét của ngói màu Inari được sơn tương ứng với các màu ngói từ F01-F10.

Quý khách hàng khi mua bộ sản phẩm ngói màu Inari có nhu cầu sử dụng qua hồ lô thu sét, xin báo lại cho nhân viên bán hàng.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Ngói INARI dùng thiết bị, nguyên liệu nhập từ Nhật Bản

Các hãng ngói màu có mặt trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng các máy ép có xuất xứ từ Trung Quốc sức ép nhẹ, không nhập khẩu sợi gia cường PVA vì giá thành cao.

Ngói màu thông thường cũng chỉ phủ 1 lớp sơn duy nhất nên bề mặt ngói khi đã khô, ngói thì dày, nặng, mặt trên của ngói không được nhẵn, ngói dễ bễ vỡ, nhanh bay màu.

Mặc dù  nhiều hãng ngói quảng cáo ngói màu Nhật Bản nhưng không đạt được tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của Nhật Bản Để có được sản phẩm ngói tốt nhất và đạt tiêu chuẩn chất lượng ngói Nhật JIS A 5402-2002.

Ngói màu INARI trong kho mới
Ngói màu INARI trong kho mới của nhà phân phối Tăng Bình Dương.

 Ngói màu cao cấp INARI được công ty sản xuất vật liệu xây dựng mới Thành Đông nhập khẩu 100% thiết bị cũng như vật liệu tạo ngói từ Nhật Bản:

- Dây chuyền máy ép hiện đại có độ nén tốt nhất,
- Dây chuyền sơn nhiệt 3 lớp (WET on WET tiên tiến nhất dùng trong sơn Oto) kháng kiềm,trung gian, Nano silicon tự động khép kín
- Máy trộn bê tông chi phí lên đến cả trăm ngàn USD/dây chuyền
- Sơn cao cấp nanosilicone và đặc biệt là sợi gia cường PVA đều được nhập từ Nhật Bản.

Tất cả yếu tố trên góp phần làm nên chất lượng ngói INARI bền về xương ngói, và bền màu lớp sơn.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Đặc tính kỹ thuật sơn Nano silicon

Sơn Nano silicon là lớp phủ công nghệ chất lượng cao cho bè mặt sản phẩm ngoại thất. Với cá tinh thể Nano liên kết tạo thành một bề mặt hoàn thiện tinh xảo với những tiện ích nổi bật.

Sơn Nano Silicon không chỉ bảo vệ bề mặt  nền không thấm nước tuyệt hảo mà còn cho phép mặt nền thở mà không bị bất kỳ sự ngăn cản nào. Đặc tính độc đáo này loại trừ nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ bong rộp và tróc do hơi nước tồn tại. Khả năng không thấm nước cũng cung cấp sự hiệu quả cao trong việc tự rủa sạch bề mặt và chống bám bề mặt chất bẩn và rêu mốc. Điều này cho phép những màu sắc thể hiện sự trung thực – rõ nét.

Hạt Nano


Ngoài ra, với các đặc tính kháng tia cực tím làm cho độ bền màu cao và sự bảo vệ tuyệt vời bề mặt làm cho thời gian sử dụng lâu hơn.

Đặc tính kỹ thuật sơn Nano silicon có thể tóm gọn lại:

+ Kháng tia cực tím.
+ Khả năng kháng nước tuyệt đối.
+ Chống bám bụi
+ Đặc tính tự thoát nước cao.
+ Hiệu ứng tự làm sạch từ tác động của tự nhiên.
+ Chống trầy
+ Kháng các loại tảo, nấm mốc, rong rêu.
+ Độ bền màu cao, màu sắc tự nhiên.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Hệ thống thuế và hải quan của Nhật Bản

Xây dựng được một hệ thống thuế và hải quan tốt, là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế. Ai cũng đã biết về sức mạnh kinh tế của Nhật bản, vậy hệ thống thuế và hải quan của họ như thế nào?

1. Hệ thống thuế

Bảng kế hoạch thuế quan quy định có 4 mức thuế như sau:

-Thuế suất chung: mức thuế cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan, áp dụng trong một thời gian dài
– Thuế suất tạm thời: là mức thuế được áp dụng trong thời gian ngắn, thay cho mức thuế chung
-Thuế suất ưu đãi : là mức thuế áp dụng cho việc nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế áp dụng có thể thấp hơn những mức thuế được áp dụng cho hàng hoá của những nước phát triển.
– Thuế suất WTO: là mức thuế căn cứ vào cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác.

Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự mức thuế ưu tiên, mức thuế WTO, mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Tuy nhiên, mức thuế ưu tiên chỉ được áp dụng khi thoả mãn các điều kiện trong Chương 8 của Luật áp dụng mức thuế ưu đãi. Mức thuế WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Như vậy mức thuế chung áp dụng cho những nước không phải là thành viên của WTO, mức thuế WTO áp dụng cho những nước công nghiệp phương Tây và mức thuế ưu tiên áp dụng cho các nước đang phát triển. Tất nhiên nếu mức thuế tạm thời thấp hơn những mức thuế trên, nó sẽ được áp dụng.

Một số mặt hàng nhập khẩu vào Nhật phải chịu cả thuế quan và thuế tiêu dùng. Thuế quan Nhật Bản được Hội đồng hải quan thuộc Bộ Tài chính quản lý căn cứ vào Bảng kế hoạch thuế quan.

Thuế tiêu thụ

Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thu được tính trên trịgiá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.Bao bì được miến thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên. Một số mặt hàng khác, như hàng da, hàng dệt kim cũng được miễn huế.

Theo hiệp hội thuế quan Nhật Bản, biểu thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản là một trong số những biểu thuế thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một số mặt hàng như đồ da và các sản phẩm nông nghiệp vẫn chịu thuế suất cao. Bên cạnh đó, thuế đánh vào các sản phẩm gia công cũng còn tương đối cao. Hiện nay, thuế suất áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp đang giảm dần. Các mặt hàng như ô tô, phụ kiện, phần mềm, máy vi tính, máy công nghiệp có thuế suất là 0%.

2. Biện pháp quản lý XNK

Giới thiệu

Nhật Bản cũng nổi tiếng có nhiều biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập đối với hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước này. Việc hạn chế này thể hiện cả trong các chính sách và và các biện pháp kinh tế công khai cũng như các nỗ lực nhằm tạo sự khác biệt về văn hoá kinh doanh và truyền thống. Các vấn đề về văn hoá và truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức về giá trị Nhật Bản đến nỗi không thể bỏ qua được trong từng việc cụ thể. Mỗi một cố gắng thay đổi trong thói quen đều bị xem như là làm ảnh hưởng đến văn hoá. Trong đó phải kể đến một số vấn đề sau:

– Thiết lập các tiêu chuẩn riêng của Nhật Bản (cả chính thức và không chính thức).

– Việc đòi hỏi hỏi phải chứng minh kinh nghiệm trong thị trường Nhật Bản thực tế đã cản trở các nhà xuất khẩu mới muốn thâm nhập thị trường này.

– Các quy định chính thức nhằm bảo trợ sản xuất trong nước và phân biệt đối xử đối với hàng ngoại nhập,

– Quyền cấp phép nằm trong tay các hiệp hội sản xuất với số lượng thành viên hạn chế, nhưng có sự ảnh hưởng rất lớn trong thị trường, cộng với khả năng kiểm soát thông tin và hoạt động một cách hoàn hảo.

– Việc nắm giữ cổ phiếu của nhau cũng như là việc liên kết chặt chẽ các lợi ích thương mại trong nước của các doanh nghiệp Nhật Bản gây lên những bất lợi đối với các công ty bên ngoài những hiệp hội này

– Các hiệp hội doanh nghiệp (cartel) hoạt động chính thức và không chính thức

– Tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân ở Nhật Bản và việc miễn cưỡng phá bỏ hoặc thay đổi quan hệ kinh doanh Để có thể vượt qua các rào cản này, yếu tố thành công phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất, ngành hàng, vào tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ, cũng như là sự sáng tạo và các quyết định sáng suốt của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Nhật Bản là một thị trường lớn và phức tạp với mức độ cạnh tranh rất gay gắt.Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành công trong việc thâm nhập vào thị trường này đều là các công ty biết đánh giá và điều chỉnh chiến lược thâm nhập thị trường cũng như thấu hiểu sâu sắc về thị trường, về các vấn đề của hệ thống luật lệ của Nhật Bản và đồng thời là khả năng thích ứng với các quy định ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của nó.

Luật pháp Nhật Bản đòi hỏi phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để đảm bảo an toàn và y tế cho người dân.

Giấy phép nhập khẩu

Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không phải chịu một yêu cầu nào về giấy phép nhập khẩu nhưng các mặt hàng sau gồm cả những mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu kể trên cần có giấy phép nhập khẩu:

+ Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn ngạch nhập khẩu

+ Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu

+ Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.

Hàng hoá cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các qui định đặc biệt của Chính phủ như các loại vắcxin nghiên cứu.

Khi nhập khẩu mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu hay sự xác nhận của một số Bộ, các nhà nhập khẩu được toàn quyền ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu, nhưng viêc ký và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các Bộ có liên quan. Đặc biệt trong trường hợp hàng cần hạn ngạch nhập khẩu, nên nhớ rằng việc nhập khẩu các mặt hàng đó chỉ có thể sau khi có hạn ngạch nhập khẩu dựa theo thông báo hạn ngạch nhập khẩu chính thức.Việc thanh toán hàng nhập khẩu cần giấy phép chỉ có thể thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu đã được cấp

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch được áp dụng với 3 loại hàng sau:

– Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu, chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý, và các thực phẩm chịu sự kiểm soát (như gạo).
– Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, bao gồm 5 loại hải sản: cá trích, cá mòi, sò, và các loại hải sản khác.
– Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về thương mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tiệt chủng trong hệ động thực vật (CITES).Các mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch (tính từ 1 tháng 7 năm 1995)

Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu chịu điều chỉnh của những luật và quy định trong nước: Trong trường hợp, hàng hạn chế nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có giấy phép và phê chuẩn liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá theo Luật Hải quan, để phục vụ việc kiểm tra hoặc đáp ứng những yêu cầu cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hoá nhập khẩu yêu cầu một giấy phép hoặc một giấy phê chuẩn theo luật và quy định khác ngoài Luật Hải quan, nhà nhập khẩu phải trình lên một giấy chứng nhận đã cho phép theo những đạo luật hay quy định này (theo điều 70 của Luật Hải quan).

Hàng cấm nhập khẩu

(a) Thuốc phiện và những chất gây nghiện khác, những thiết bị để sản xuất thuốc phiện, chất kích thích và chất kích thích thần kinh ( trừ những loại được chỉ định theo Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội)

( Vũ khí, đạn dược và những phụ tùng vũ khí..

© Tiền xu, tiền giấy, chứng khoán… giả, làm thay đổi hoặc bắt chước.

(d) Sách, tranh,tác phẩm điêu khắc hoặc bất kỳ mặt hàng khác có hại đến an ninh công cộng và giá trị đạo đức ( như tranh ảnh khiêu dâm)

(e) Những mặt hàng vi phạm quyền patent, thiết kế, thương hiệu bản quyền.

Các quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu

Hầu hết sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn.

Một số tiêu chuẩn là bắt buộc, một số là tự nguyện. Trong nhiều trường hợp, những giấy chứng nhận này có thể tính quyết định thành bại của các thương vụ.

Hiện nay, tại Nhật Bản, có hai xu hướng đối với các loại tiêu chuẩn. Một là dần nới lỏng những tiêu chuẩn này, một là thống nhất chúng với những tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng tiến hành những cải cách để thì vẫn tồn tại hàng loạt những đạo luật và quy định tác động đến những tiêu chuẩn bắt buộc. Vì vậy, những doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Nhật Bản cần tìm hiểu sâu những văn bản luật này. Sau đây là một số luật ảnh hưởng đến tiêu chuẩn hàng hoá trên thị trường Nhật Bản.

Các luật chính quy định các tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm tại Nhật Bản

Luật về các dụng cụ điện và thiết bị kiểm tra
Luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng
Luật về đo lường Luật về các sản phẩm khí ga
Luật về vệ sinh thực phẩm
Luật liên quan đến an toàn và tối ưu hoá quá trình vận chuyển chất lỏng:

Luật về Dầu khí
Luật kinh doanh dược liệu
Luật giao thông đường bộ

Hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện của Nhật Bản (JIS) được quản lý bởi METI, áp dụng trên 1000 sản phẩm công nghiệp với trên 8500 tiêu chuẩn. Tham gia cùng với JIS là một số các quy định của các công ty Nhật Bản trong các đấu thầu cạnh tranh cung cấp hàng cho các cơ quan chính phủ. Các sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn này sẽ được hưởng ưu tiên trong quá trình xét thầu dựa theo điều 26 trong luật về tiêu chuẩn công nghiệp. JIS kiểm soát toàn bộ các sản phẩm công nghiệp ngoại trừ một số sản phẩm được quy định bởi những luật riêng, với những tiêu chuẩn riêng (Luật kinh doanh dược phẩm và tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản.)

Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) cũng là một hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện nhưng được áp dụng rộng rãi. JAS được áp dụng cho các đồ uống, các sản phẩm chế biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp, thú nuôi, dầu và chất béo, thuỷ hải sản, và các sản phẩm chế biến có nguồn gốc nông, lâm , thuỷ sản. Nhãn hiệu JAS cũng áp dụng cho cả các loại gỗ dán, gỗ ván, ván lát sàn, gỗ sẻ và gỗ thịt. Hệ thống marks JAS do Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, bộ Lâm nghiệp cùng bộ Thuỷ sản quản lý. Bộ Y tế, Bộ lao động xã hội quản lý các tiêu chuẩn riêng về nhãn mác chất lượng của các mặt hàng đồ uống và các sản phẩm chế biến.

Các tổ chức về cung cấp các thông tin về tiêu chuẩn: Standards Information Service

First International Organizations Division
Economic Affairs Bureau
Ministry of Foreign Affairs (MOFA)
2-2-1 Kasumigaseki, Chiyoda-ku
Tokyo 100, JAPAN
Tel: +81-3-3581-3813
Fax: +81-3-3503-3136

Standards Information Service
Information Service Department
Japan External Trade Organization (JETRO)
2-2-5 Toranomon, Minato-ku
Tokyo 107, JAPAN
Tel: +81-3-3582-6270
Fax: +81-3-3589-4179

Ngoài ra, Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản cũng nắm giữ các thông tin về tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS). Các thông tin này được dịch sang tiếng Anh: Japan Standards Association
4-1-2 Akasaka, Minato-ku
Tokyo 107, JAPAN
Tel: +81-3-3583-8003
Fax: +81-3-3586-2029

Chính sách hỗ trợ nhập khẩu

Đáp lại những than phiền của các đối tác thương mại về việc hạn chế tiêu thụ sản phẩm nước ngoài tại Nhật, trong những năm gần đây, chính phủ nước này đã xúc tiến một loạt các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Chủ yếu do các cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO, MIPRO và bộ Kinh tế Nhật Bản, Bộ Công nghiệp chủ trì triển khai.

Việc hỗ trợ bao gồm các khoản cho vay ưu đãi nhằm khuyến khích nhập khẩu, hỗ trợ trong việc tìm kiếm các đối tác thương mại tại Nhật, các hỗ trợ trong nghiên cứu thị trường, các chương trình đào tạo về xuất nhập khẩu cùng với việc đặt các văn phòng hỗ trợ tại 6 thành phố chính của Nhật Bản.

Hải quan Nhật Bản


3. Hải quan Nhật Bản

Khái quát chung:

Các quy định về hải quan của Nhật cũng tương đối phức tạp và rắc rối, gây nhiều phiền phức và rất máy móc. Hầu hết các rắc rối về thủ tục hải quan thường xảy ra ở lần đầu tiên. Nói chung, bất kỳ người nào muốn nhập khẩu hàng hoá cũng phải khai báo hải quan và lấy được giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành kiểm hoá những mặt hàng này.Quy trình bắt đầu với việc điền vào tờ khai hải quan và kết thúc sau khi nhận được giấy phép nhập khẩu. Theo cách này, những biện pháp được tiến hành để đảm bảo những yêu cầu của việc kiểm soát ngoại hối và những quy định khác liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá.

Quy trình nộp bộ hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan, được diễn giải trong sơ đồ dưới đây. Hơn 90% việc thông quan nhập khẩu hiện đều được tiến hành thông qua máy tính.

Khai báo hải quan

Khai báo hải quan phải được thực hiện bằng một tờ khai hải quan, mô tả số lượng và giá trị hàng hoá cũng như những mục cần thiết cụ thể. Thông thường việc khai báo hải quan phải được thực hiện sau khi hàng hoá đã vào khu vực Hozei hoặc một điểm chỉ định trước. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng cụ thể, cần sự phê chuẩn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, việc khai báo phải được thực hiện trong khi hàng hoá được xác định ở trên tàu, xà lan hoặc trước khi được đưa tới Hozei.

Về nguyên tắc, việc khai báo hải quan phải được thực hiện bởi người nhập khẩu hàng hoá. Thực tế, nhà môi giới khai thuê hải quan sẽ tiến hành những thu tục hải quan này theo uỷ quyền của nhà nhập khẩu.

Chứng từ

Chứng từ phải nộp ( theo luật Hải quan, điều 68): Một tờ khai hải quan ( form C-5020) phải được khai làm 3 bản và nộp cho Hải quan, kèm với những chứng từ sau:

(a) Hoá đơn
( Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không
© Giấy chứng nhận xuất xứ (khi áp dụng thuế suất nhập khẩu theo WTO )
(d) Giấy chứng nhận xuất xứ theo chế độ ưu đãi thuế quan (Form A)
(e) Phiếu đóng gói, giấy biên nhân vận tải, đơn bảo hiểm.
(f) Giấy phép, giấy chứng nhận, tuỳ theo yêu cầu của luật lệ khác ngoài Luật Hải quan ( khi việc nhập khẩu một số hàng hoá nhất định bị hạn chế theo những đạo luật và quy định này)
(g) Bản kê chi tiết về việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng miễn thuế
(h) Bảng tính thuế ( khi hàng hoá phải chịu thuế)

Danh mục hạn chế nhập

Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, chịu điều chỉnh của những luật và quy định trong nước: Trong trường hợp, hàng hạn chế nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có giấy phép và phê chuẩn liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá theo Luật Hải quan, để phục vụ việc kiểm tra hoặc đáp ứng những yêu cầu cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hoá nhập khẩu yêu cầu một giấy phép hoặc một giấy phê chuẩn theo luật và quy định khác ngoài Luật Hải quan, nhà nhập khẩu phải trình lên một giấy chứng nhận đã cho phép theo những đạo luật hay quy định này ( theo điều 70 của Luật Hải quan).

Kê khai hàng nhập khẩu trong khu vực Hozei

Nhà nhập khẩu phải khai hàng nhập khẩu cho hải quan sau khi hàng hoá tới từ nước ngoài và mang chúng vào trong khu vực Hozei (Luật Hải quan, điều 67-2).

Thông thường, hải quan kiểm tra nội dung của từng lần kê khai hải quan. Việc kiểm tra chỉ bắt đầu sau khi hàng vào trong khu vực Hozei . Hệ thống kiểm tra trước khi hàng đến được thiết lập để quản lý những yêu cầu một cách linh hoạt và cho phép cấp giấy phép nhập khẩu ngay sau khi xuất trình bộ kê khai hải quan trong trường hợp không cần thiết phải kiểm tra hàng. Theo hệ thống này, việc kiểm tra hàng trước khi tới được tiến hành trước khi hàng được đưa vào khu Hozei.

(a) Những mặt hàng có thể áp dụng hệ thống này

Hệ thống kiểm tra trước khi hàng tới có thể áp dụng đối với tất cả loại hàng nhập khẩu. Những mặt hàng này đều có lợi từ hệ thống này vì quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng.

Những chuyến hàng cần thông quan nhanh chóng do bản chất của hàng hoá như thực phẩm tươi sống
Những mặt hàng có điều kiện giao hàng chặt chẽ
Những mặt hàng bán theo thời vụ như hàng phục vụ Giáng sinh và năm mới
Những mặt hàng cần những thủ tục tuân theo luật pháp và quy định khác
Những mặt hàng cần kiểm tra nhiều như những mặt hàng cần nhiều chứng từ kèm theo
Những chuyến hàng sau thích hợp nhất đối với hệ thống này là :

Những mặt hàng đã đầy đủ những chứng từ yêu cầu
Những mặt hàng đòi hỏi vận tải đường biển đường dài hoặc được vận chuyển transit
Những mặt hàng nhập khẩu trên cơ sở định kỳ

Những chứng từ cần nộp

Việc khai báo trước khi hàng đến được hoàn thành thông qua việc nộp một form khai báo trước khi hàng đến ( sử dụng tờ khai hải quan thông thường). Những chứng từ như trên được gửi kèm theo tờ khai hải quan.

© Cơ quan hải quan để nộp bộ chứng từ

Tờ khai hải quan trước khi hàng đến được nộp cho cơ quan Hải quan kiểm soát một khu vực Hozei nhất định , nơi hàng hoá lẽ ra phải được chuyển tới. Tuy nhiên, nếu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho phép nộp bộ chứng từ hải quan này cho một cơ quan hải quan khác, hải quan khu vực có thể xử dụng một quy trình khác, có tham khảo Cục Hải quan và thuế suất.

(d) Thời hạn nộp hồ sơ

Bộ hồ sơ hải quan có thể được nộp bất kỳ lúc nào sau khi vận đơn đường biển ( hoặc vận đơn hàng không) liên quan đến việc khai báo được cấp và sau khi tỷ giá hối đoái của ngày khia báo hàng nhập khẩu đã được công bố.

Tỷ giá hối đoái so với đồng đôla Mỹ, đồng bảng Anh và một số ngoại tệ mạnh khác thường dược công bố trong ngày thứ ba của tuần trước đó. Ngay khi bộ chứng từ phải nộp đã sẵn sàng, việc khai báo hàng có thể được thực hiện trước khi hàng đến 11 ngày.

(e)Khai báo nhập khẩu

Khi một chuyến hàng được đưa vào khu vực Hozei để kiểm tra sơ bộ và tất cả những yêu cầu đều đã được đáp ứng để khai báo hải quan theo Luật Hải quan, như hoàn thành tất cả những quy trình khác theo quy định của những luật lệ khác và nếu như nhà nhập khẩu thông báo cho Hải quan về việc khai báo nhập khẩu, Hải quan sẽ coi việc khai báo trước khi hàng đến như khai báo hải quan thông thường.

NOZOMI biên soạn

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards-JIS) (日本工业规格, Nippon Kougyou Kikaku) quy định rõ tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản .Quá trình chuẩn hóa được điều phối bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản và xuất bản thông qua Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản .

Trong thời kỳ Minh Trị , doanh nghiệp tư nhân được trách nhiệm làm cho các tiêu chuẩn mặc dù chính phủ Nhật Bản đã có các tiêu chuẩn và các tài liệu đặc tả kỹ thuật cho các mục đích mua sắm cho những bài viết nào đó, chẳng hạn như vũ khí.


Chúng được tóm tắt để tạo thành một tiêu chuẩn chính thức (cũ JES ) vào năm 1921.Trong Chiến tranh thế giới II , tiêu chuẩn đơn giản hóa đã được thành lập để tăng Materiel (tiếng Pháp) đầu ra.

Người Nhật hiện nay Hiệp hội tiêu chuẩn được thành lập sau khi Nhật thất bại ở Thế chiến II năm 1945.Các Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản quy định đã được ban hành vào năm 1946, tiêu chuẩn Nhật Bản (JES mới) được thành lập.

Luật Tiêu chuẩn công nghiệp được ban hành vào năm 1949, mà hình thức cơ sở pháp lý cho các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản hiện nay (JIS).

Luật Tiêu chuẩn công nghiệp đã được sửa đổi năm 2004 và đánh dấu "JIS" (sản phẩm chứng nhận hệ thống) đã được thay đổi, và JIS mới nhãn hiệu đã được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 2005 khi tái xác nhận. Các nhãn hiệu cũ có được phép sử dụng cho đến ngày 30 tháng chín 2008, trong một thời gian chuyển tiếp của 3 năm, và mỗi sản xuất mới hoặc đổi mới có được chứng nhận theo phê duyệt của cơ quan này sau đó có thể sử dụng nhãn hiệu JIS mới.Vì vậy tất cả các sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản có các nhãn hiệu JIS mới sau khi 1 tháng mười 2008.



Giới thiệu về tiêu chuẩn JIS Japanese Industrial Standards
Trích dẫn:
Tiêu chuẩn được đặt tên như "JIS" 0208:1997 X, trong đó X là ký hiệu phân chia khu vực, tiếp theo là bốn chữ số (hoặc năm chữ số cho một số các tiêu chuẩn tương ứng theo tiêu chuẩn ISO tiêu chuẩn), và phát hành bản sửa đổi năm.Các đơn vị hành JIS và tiêu chuẩn quan trọng là:

* A – Civil Engineering and Architecture A - Xây dựng và Kiến trúc
* B – Mechanical Engineering B - Cơ
* C – Electronic and Electrical Engineering C - Điện tử và Điện
* D – Automotive Engineering D - Kỹ thuật ô tô
* E – Railway Engineering E - Cơ khí đường sắt
* F – Shipbuilding F - Đóng tàu
* G – Vật liệu sắt và luyện kim
* H – Vật liệu loại màu và luyện kim
* K – Chemical Engineering K - Hoá học
* L – Textile Engineering L - Kỹ thuật Dệt may
* M – Mining M - Khai khoáng
* P – Pulp and Paper P - Giấy và Bột Giấy
* Q – Management System Q - Hệ thống quản lý
* R – Ceramics R - Gốm sứ
* S – Domestic Wares S - wares trong nước
* T – Medical Equipment and Safety Appliances T - Trang thiết bị y tế và các thiết bị an toàn
* W – Aircraft and Aviation W - Máy bay và hàng không
* X – Information Processing X - xử lý thông tin
* Z – Miscellaneous Z - Miscellaneous
Kệ sắt, Kệ siêu thị, Pallet sắt, kệ trưng bày, kệ chứa hàng

Tiêu chuẩn JIS Japanese Industrial StandardsTiêu chuẩn JIS Japanese Industrial Standards

Danh mục hồ sơ bắt buộc của ISO 9001:2008

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn khi xây dựng ISO 9001:2008, Doanh nghiệp phải ban hành và áp dụng tối thiểu các tài liệu sau:

1. Chính sách chất lượng.

2. Mục tiêu chất lượng của công ty và mục tiêu chất lượng của từng cấp phòng ban chức năng.

3. Sổ tay chất lượng.

4. Sáu (06) thủ tục cơ bản sau:

-  Thủ tục (quy trình) kiểm soát tài liệu

- Thủ tục (quy trình) kiểm soát hồ sơ

- Thủ tục (quy trình) đánh giá nội bộ

- Thủ tục (quy trình) kiểm soát sản phẩm không phù hợp

- Thủ tục (quy trình) hành động khắc phục

- Thủ tục (quy trình) hành động phòng ngừa.

Thông thường có thể kết hợp thủ tục hành động khắc và hành động phòng ngừa vào một thủ tục là thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa.

Để chứng minh Doanh nghiệp có áp dụng và duy trì việc áp dụng ISO 9001:2008, Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ tối thiểu các hồ sơ sau để cung cấp cho các tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận ISO 9001:2008:

-    Hồ sơ thống kê kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của từng phòng ban và của công ty
ISO 9001:2008 tăng cường tính hiệu lực thông qua tài liệu, nhưng nếu không kiểm soát hệ thống của bạn sẽ trở lên nặng nề

ISO 9001:2008 tăng cường tính hiệu lực thông qua tài liệu, nhưng nếu không kiểm soát hệ thống của bạn sẽ trở lên nặng nề

-    Hồ sơ xem xét của lãnh đạo

-    Hồ sơ về các hoạt động giáo dục, đào tạo, huấn luyện kỹ năng

-    Hồ sơ về kinh nghiệm làm việc của nhân viên

-    Hồ sơ lưu lại các kết quả xem xét khả năng thực hiện các yêu cầu của các đơn đặt hàng của khách hàng

-    Các hồ sơ cung cấp thông tin đầu vào phục vụ cho thiết kế sản phẩm (nếu Doanh nghiệp có hoạt động thiết kế sản phẩm)

-    Hồ sơ ghi nhận hoạt động xem xét thiết kế sản phẩm phẩm (nếu Doanh nghiệp có hoạt động thiết kế sản phẩm)

-    Hồ sơ ghi nhận hoạt động kiểm tra xác nhận các giai đoạn của thiết kế sản phẩm (nếu Doanh nghiệp có hoạt động thiết kế sản phẩm)

-    Hồ sơ kết quả xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế sản phẩm (nếu Doanh nghiệp có hoạt động thiết kế sản phẩm)


-    Hồ sơ ghi nhận kết quả xem xét các thay đổi thiết kế sản phẩm và hành động liên quan đến việc thay đổi thiết kế sản phẩm (nếu Doanh nghiệp có hoạt động thiết kế sản phẩm)

-    Hồ sơ các kế quả đánh giá nhà cung cấp và tái đánh giá nhà cung cấp

-    Hồ sơ về liên quan đến xác nhận giá trị sử dụng của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ (nếu trong quá trình sản xuất, Doanh nghiệp không  thể kiểm tra xác nhận bằng cách theo dõi, đo lường sản phẩm được sản xuất ra. Ví dụ: quá trình hàn, quá trình đổ bê tông,…)

Ví dụ quy trình đánh giá nội bộ
Ví dụ quy trình đánh giá nội bộ


-    Hồ sơ xác định nguồn gốc sản phẩm nếu như việc xác định nguồn gốc sản phẩm là một yêu cầu.

-    Hồ sơ liên quan đến việc hư hỏng mất mát tài sản của khách hàng (nếu Doanh nghiệp có lưu giữ tài sản của khách hàng)

-    Các hồ sơ về hiệu chuẩn thiết bị đo lường, hoặc hồ sơ về kiểm tra xác nhận định kỳ về tình trạng của thiết bị đo lường.

-    Các hồ sơ về việc hiệu chỉnh thiết bị đo lường (nếu có tiến hành hiệu chỉnh thiết bị đo lường)

-    Hồ sơ về đánh giá nội bộ (kế hoạch đánh giá, chưong trình đánh giá, các ghi nhận trong khi đánh giá, các kết quả đánh giá và các hồ sơ về hành động khắc phục sau khi đánh giá)

-    Các hồ sơ kết quả kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm trước khi chuyển giao sản phẩm cho khách hàng.

-    Hồ sơ ghi nhận bản chất sự không phù hợp khi xuất hiện sản phẩm không phù hợp

-    Dữ liệu về phân tích mức độ thỏa mãn của khách hàng

-    Dữ liệu phân tích về nhà cung cấp

-    Hồ sơ về các hành động khắc phục

-    Hồ sơ về các hành động phòng ngừa.

Ngoài những thủ tục, hồ sơ bắt buộc trên, Doanh nghiệp có thể xây dựng thêm các thủ tục, hướng dẫn công việc và lập các hồ sơ cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống quản lý có hiệu lực và hiệu quả.

Tiêu chuẩn JIS A 5402:2002

Tiêu chuẩn JIS A 5402:2002 là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm ngói xi măng ép (Pressed cement roof tiles) do Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản ban hành ngày 20/08/2002 để thay thế cho bản trước đó là JIS A 5402:1994.


Giấy chứng nhận JIS A 5402:2002
Giấy chứng nhận sản phẩm ngói màu xi măng INARI sản xuất tại nhà máy của công ty Thành Đông (Tứ Kỳ, Hải Dương) phù hợp tiêu chuẩn JIS A 5402:2002.
Nội dung giấy chứng nhận:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 chứng nhận sản phẩm ngói xi măng ép với nhãn hiệu thương mại INARI được sản xuất tại Công ty Cổ phần Phát triển VLXD mới Thành Đông (địa chỉ: thôn Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) phù hợp với  JIS A 5402:2002 và được phép sử dụng Dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của Quatest 1. Phương thức chứng nhận là phương thức 5 (Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn và Dấu phù hợp tiêu chuẩn có giá trị từ 13/10/2015 đến 13/10/2018.

Toàn bộ nội dung của JIS A 5402:2002 bản tiếng Nhật có thể tìm đọc tại đây: http://www.kikakurui.com/a5/A5402-2002-01.html


Tìm hiểu về sợi PVA (polyvinyl alcohol)

Sợi PVA (polyvinyl alcohol) có độ chịu tải cao và độ co giãn dưới tải thấp, nhờ đó chúng có sức bền (hay còn gọi là khả năng gia cố vật liệu tổng hợp).

Sợi polymer PVA


Chúng đem lại cho vật liệu tổng hợp sức chịu tải cao và bền va đâp. Với đặc tính bền hóa chất, chúng thích hợp dùng để chế tạo sản phẩm fibro-xi măng. Ở sản phẩm này, chúng thể hiện khả năng kết dính với xi măng tốt hơn những polyme hữu cơ khác, ví dụ như polypropylen. Tuy nhiên, khả năng kết dính với xi măng của sợi PVA vẫn kém hơn so với sợi amiang trắng. Sợi PVA cứng và chịu mài mòn tốt. Trọng lượng riêng của PVA là 1.3 g/cm3, bằng một nửa sợi thủy tinh hoặc amiang trắng. Sợi PVA được chế tạo dưới dạng đứt đoạn hoặc liên tục. Chi phí của sợi PVA vào khoảng 2.5 USD/kg đến 15 USD/kg.

Các thuộc tính của sợi PVA:


Đường kính sợi
Micrômét
13
16
26
Độ bền kéo
MPa
1800
1790
1590
Mô đun đàn hồi
GPa
38
37
32
Độ giãn
%
6.5
6.9
7.2


So với amiang trắng, sợi PVA có khả năng chịu lực và sức bền hóa học tương đương, nhưng không có ưu thế về chi phí và khả năng chịu nhiệt. Trong điều kiện ẩm ướt, sợi PVA không thể tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn 900C vì sợi PVA tan trong nước nóng. Đây chính là nhược điểm lớn khi sử dụng PVA trong các sản phẩm tấm lợp fibro xi măng.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

INARI: Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Toàn văn giấy chứng nhận nhà máy ngói màu INARI (Công ty VLXD Mới Thành Đông) đạt chuẩn QLCL ISO 9001:2008

 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Phát triển VLXD mới Thành Đông (địa chỉ: thôn Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008/ ISO 9001:2008 cho lĩnh vực sản xuất và cung ứng ngói xi măng ép.

Giấy chứng nhận hệ thông quản lý chất lượng có giá trị từ 13/10/2015 đến 13/10/2018.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Sơn lót kháng kiềm là gì?

Sơn lót được hiểu là sơn lót trong trước khi sơn phủ mầu. Sơn lót phải có 3 tác dụng sau mới gọi là sơn lót trước khi sơn mầu. Sơn lót trắng để tạo nền cho sơn phủ mầu, tác dụng nhanh lên mầu cho sơn phủ và làm mầu sơn phủ đẹp hơn, sáng hơn.Sơn lót phải có tác dụng kháng kiềm. Tính năng này là không thể thiếu của sản phảm sơn lót.

Sơn kháng kiềm


Tại sao phải kháng kiềm? Kiềm có ảnh hưởng gì đến sơn phủ mầu?

+ Kiềm là tính Bazơ sẵn có trong vật liệu xây dựng. Kiềm tỉ lệ thuận với độ ẩm. Tức là độ ẩm cao thì kiềm cao, tường khô thì kiềm không còn.
+ Sơn nước chiếm 100% trên thị trường sơn trang trí vì tính an toàn cho người sử dụng. Nhưng khi lăn sơn nước vào tường thì các vật liệu xây dựng đang khô sẽ rất háo nước nên sẽ hút nước vô tình đưa sơn vào sâu các mao mạch vật liệu giúp sơn thẩm thấu sâu bên trong vật liệu.
+ Khi ngậm nước, vật liệu sẽ lại trở lại tính kiềm. Và hơi kiềm này sẽ thoát ra khỏi vật liệu trong quá trình bay hơi nước của vật liệu. Do đó kiềm được giải phóng khỏi bề mặt tường.
+ Các dòng sơn phủ đều rất sợ kiềm. Kiềm làm hư hỏng bề mặt sơn, loang mầu, phấn hoá và bong chóc. Vì nồng độ kiềm khi được giải phóng là rất cao.( pH có thể lên tới 14 ).

Sơn lót phải có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc

- Trong khoa học vật liệu sơn, kẻ thù lớn của sơn là các loại vi khuẩn và nấm mốc. Sơn là môi trường ưu thích của chúng, nếu sơn không có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc thì màng sơn sẽ bị nấm, mốc...
- Nấm mốc có trong vật liệu xây dựng. Nguy cơ gây màng sơn bị nấm mốc đến 80% là từ trong vật liệu xây dựng.
- Khi sơn lót có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm mốc thì sơn nhà bạn đã 80% không có nguy cơ nấm mốc phát triển.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Kỹ thuật nano mới tích hợp oxit tạo khí electron với silicon

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Kỹ thuật và Khoa học Vật liệu Wisconsin-Madison đã chỉ ra những phương pháp ứng dụng rộng rãi thiết bị điện tử nano như bộ nhớ thế hệ tiếp theo hoặc các bán dẫn nhỏ. Nghiên cứu được đăng tải trên tờ Nature Communications hôm 19/10.


Nhóm nghiên cứu đã phát triển các kỹ thuật cho phép chế tạo những cấu trúc trên nền tảng các oxit điện tử có khả năng tích hợp trên một chất nền silicon – nền tảng thiết bị điện tử phổ biến nhất hiện nay. Những cấu trúc này có vai trò rất quan trọng trong những ứng dụng điện tử nano khi được tích hợp với silicon.

Silicon crystal



« oxit » là một hợp chất chứa chủ yếu là oxy. Các oxit gồm hàng triệu hợp chất khác nhau, mỗi hợp chất đều có những đặc tính đặc thù, cho phép ứng dụng trong các ngành điện tử và điện tử nano.


Thông thường, các vật liệu oxit không thể tích hợp được với silicon do cấu trúc tinh thể của chúng không tương thích với nhau. Kỹ thuật mới của nhóm nghiên cứu Đại học Wisconsin-Madison đã kết hợp phương pháp expitaxy tinh thể đơn, ủ hậu (post anneal) và khắc axit để tạo ra một quy trình cho phép cấu trúc oxit bám được trên silicon – một thành công đáng kể, giúp giải quyết một thách thức rất lớn của ngành.


Quy trình mới cho phép tạo một cấu trúc với các lớp oxit nhôm-lantan 3 nguyên tử tiếp xúc với oxit titan-stronti, sau đó đặt tòan bộ cấu trúc này lên trên một chất nền silicon.


2 loại oxit nói trên đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình vì trên mặt phân giới giữa các lớp phủ của chúng sẽ hình thành một lớp « khí điện tử » (electron gas), có khả năng dẫn điện nhờ sự trợ giúp của một kính hiển vi quét dò tìm. Đỉnh của kính hiển vi đặt dọc theo bề mặt với độ chính xác tới từng nanomet, để lại một dạng electron tạo thành lớp khí dày 1 nm. Sử dụng đỉnh kính hiển vi, nhóm nghiên cứu có thể « vẽ » được đường của các electron nói trên để tạo thành các sợi nano dẫn điện hoặc « xóa » những đường đó để loại bỏ tính dẫn điện trong một tầng khí.


Để tích hợp được oxit với silicon, các tinh thể phải có độ khuyết thấp, và các nhà nghiên cứu phải tạo ra một nguyên tử kiểm soát trên mặt phân giới. Cụ thể hơn, lớp oxit titan-strotin trên cùng phải hoàn toàn tinh khiết, kết hợp với một lớp oxit lantan cũng hoàn toàn tinh khiết bên dưới lớp oxit nhôm-lantan ; ngoài ra, không được để hình thành khí giữa các lớp oxit. Như vậy, toàn bộ cấu trúc đã được tinh chỉnh tương thích với nền tảng silicon.

Nguồn Nasati/ScienceDaily

Gọi hoặc Chat Zalo