Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Thần Inari

Inari là vị thần bảo hộ cho các thợ rèn. Chính xác hơn, đây là vị thần của nông nghiệp, công nghiệp, của thịnh vượng và thành công. Có thể nói đây là một trong những vị thần quan trọng và được thờ phụng rộng rãi trên toàn cõi nước Nhật. Hình tượng Inari phổ biến trong cả Shinto giáo và Phật giáo. Inari được xem là một nam thần, nhưng cũng có khi là nữ thần hoặc một vị thần lưỡng tính. Nếu là nữ thần, người Nhật Bản có xu hướng hòa trộn hình tượng Inari với Daikiniten hoặc với Benzaiten (một trong 7 vị phúc thần Shichifukujin). Bên cạnh đó, Inari là vị thần kết hợp từ ba hay năm vị thần khác nhau tùy tín ngưỡng mỗi vùng. Nếu kết hợp từ 3 vị thần ta có Inari-sanza, từ năm vị thần ta có Inari-goza.



Theo những tư liệu của đền Fushimi, đền thờ Inari cổ nhất tại Nhật Bản hiện đang tọa lạc tại Kyoto, thì Inari-goza bao gồm: Izanagi, Izanami, Ninigi, Wakumusubi và một vị thần bảo hộ lương thực. Sau này goza có sự thay đổi thành: Ukanomitama, Sadahiko, Omiyanome, Tanaka và Shi. Tại ngôi đền thờ Inari cổ thứ nhì là Takekoma, họ thờ Inari-sanza gồm: Ukanomitama, Ukemochi và Wakumusubi.

Đôi khi người ta thể hiện hình ảnh Inari trong lốt một cụ già, một con rắn hay con rồng, những phổ biến nhất là hình tượng con cáo Kitsune, vì cáo được xem là sứ giả của Inari. Những bức tượng Kitsune quàng một dải khăn đỏ, miệng ngậm thanh chìa khóa hoặc cuộn giấy có thể được tìm thấy ở khắp nơi tại Nhật Bản như nhà ga, trạm xe điện, những nơi đông người...Các bảo vật đi kèm Inari có thể kể đến như một viên ngọc ước, một cái liềm, bó lúa và tất nhiên, con cáo.

Tín ngưỡng thờ Inari được biết đến sớm nhất từ năm 711 - thời điểm xây dựng đền thờ Inari tại Fushimi, nhưng nhiều học giả tin rằng nó bắt đầu sớm hơn hàng thế kỉ. Đến thời Heian, thần Inari chính thức được hoàng gia công nhận và tín ngưỡng này nhanh chóng phát triển mạnh mẽ tỏng đời sống người dân cũng như quý tộc. Năm 833, hoàng đế Soga cho xây Todaiji (Đông Đại Tự) và đã phong Inari làm thần bảo hộ cho ngôi chùa này. Năm 942, hoàng đế Suzaku phong ông là một trong những vị thần đứng đầu do có công phù hộ dẹp yên bạo loạn. Vào thời đó, đền Fushimi là một trong 22 ngôi đền được hoàng gia bảo trợ và là điểm hành hương của dân chúng.

Lịch sử thờ thần Inari

Ban đầu, Inari chỉ được thờ như một vị thần nông nghiệp. Sau khi tín ngưỡng lan rộng, Inari được các tướng quân (shogun), các lãnh chúa (damiyo) rồi đến các ngư dân, diễn viên, thợ rèn...thờ như vị thần bảo hộ của mình. Trong vở kịch Nô nổi tiếng Sanjo Kokaji, Inari đã giúp thợ rèn Munechika rèn nên thanh bảo kiếm Kogitsune-maru, tức "con cáo nhỏ". Ngoài ra, Inari còn được coi là vị thần mang lại may mắn và thịnh vượng, thỏa nguyện những mong ước của con người. Người Osaka có câu "Byou Kobo, yoku Inari" nghĩa là bệnh cầu đến thần Kobo, mong ước cầu đến thần Inari. Nhưng chính thần Inari cũng được xem là có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật, còn phụ nữ cầu nguyện thần phù hộ cho con mình mạnh khỏe.

Sang thời Tokugawa, khi tiền dần thay thế lúa gạo trong việc đo lường mức độ giàu có của người dân Nhật thì Inari đóng vai trò thần thịnh vượng kiêm bảo trợ tài chính, thương nghiệp.

Vào đầu thế kể XVIII, người ta bỏ lá bạc hà vào tiền đồng để dâng cúng thần. Gạo, rượu sake cũng được dùng để dâng lên kitsune - sứ giả của Inari - để mong nó sẽ tâu những điều tốt đẹp đến thần. Ngoài ra họ còn có món Inarizushi, một loại sushi có đậu hủ chiên thường được chọn để mang cầu nguyện vì người dân Nhật tin rằng Kitsune rất thích ăn đậu hủ chiên.

Gọi hoặc Chat Zalo